Máy in tem nhãn phụ - cho mua trả góp theo tháng
Máy in Decal tem nhãn phụ 1m6 - 1m7 hiệu Taimes - chuyên in tem nhãn decal khổ lớn, được doanh nghiệp in ấn cũng như các công ty xuất nhập khẩu hàng hóa lựa chọn sử dụng.
>> Báo giá máy: Máy in decal khổ 1m6 Taimes
Nguồn @mayinquangcao: Máy in phun khổ 1m7 Taimes i3200 xưởng in anh Thành tại Hội An
Cách làm nhãn phụ
Top các nhu cầu đặt in tem phụ: tem phụ hàng nhập khẩu, hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu,...
Cách in tem phụ sản phẩm
- Tự in tem nhãn phụ (có máy in tem)
- Thuê ngoài dịch vụ in nhãn phụ (thông qua các công ty in)
In trên máy in tem khổ nhỏ
Bạn có thể sử dụng các loại máy in tem mã vạch, in bill khổ nhỏ để in tem nhãn phụ, phù hợp cho số lượng tem nhãn ít, không thường xuyên, có thể tích hợp khi doanh nghiệp in tem nhãn mã vạch bán hàng thông thường.
In trên máy in tem khổ lớn
Phù hợp cho:
- doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa số lượng lớn muốn tự chủ về tem nhãn sản phẩm
- công ty in ấn có nhiều đơn hàng đặt in tem phụ cũng như các loại tem nhãn khác, để tối ưu hóa hiệu suất vận hành máy in
Tại MayInQuangCao - chúng tôi mang đến giải pháp sở hữu máy in tem nhãn phụ giá rẻ với hình thức trả góp theo tháng, vẫn đầy đủ gói bảo hành, bảo dưỡng theo máy, nguồn cung vật tư decal, mực in chính hãng theo máy - nhận tư vấn 24/7: 0938 770 009 - Mr Bình
>> Báo giá máy: Máy in decal khổ 1m6 Taimes
Quy định dán tem phụ
In tem phụ dán đầu bơm phun xịt nhập khẩu - Nguồn ảnh: inkythuatso.com
Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc." Như vậy, nếu bạn nhập hàng ngoại về Việt Nam mà trên đó chưa thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì bạn phải dán tem nhập khẩu (nhãn phụ) vào.
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định về việc dán nhãn phụ như sau:
“3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”
Trong đó, việc dán nhãn phụ được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 1 Mục 1 Thông tư 09/2007/TT-BKHCN như sau:
“1. Ghi nhãn phụ
a) Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá (sau đây gọi tắt là Nghị định 89/2006/NĐ-CP).
b) Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm của hàng hoá và không được che khuất nội dung của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn gốc.
c) Trường hợp ghi thêm những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam về ghi nhãn hàng hóa mà nhãn gốc không có thì tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với nội dung ghi. Những nội dung ghi thêm trên nhãn phụ không được gây hiểu sai nội dung của nhãn gốc.”
Tại điểm b khoản 1 mục 1 Thông tư 09/2007/TT-BKHCN đã quy định nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa. Bao bì thương phẩm thì bao gồm hai loại là bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.
- Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hoá;
- Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp.
Như vậy theo quy định thì cả hai loại bao bì này đều phải được dán nhãn phụ. Nếu bạn chỉ dán nhãn trên bao bì ngoài mà không dán bao bì trực tiếp thì vẫn vi phạm quy định về việc dán nhãn phụ.
Do đó, hành vi không dán nhãn phụ này của bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
2. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từtrên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng…
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 khi không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy đinh tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.”