Các công đoạn hỗ trợ cho in ấn đẹp

Đã xem: 2,342
Cập nhât: 8 năm trước
Để có thêm nhiều thông tin hay về kỹ thuật in ấn, các bạn hãy tham khảo bài viêt nhé.

Các công đoạn hỗ trợ cho in ấn đẹp

Có nhiều công đoạn trong in ấn rất quen thuộc như cán màng, ép kim… nhưng cũng có những hiệu ứng  không phải bất kỳ ai cũng để ý và biết. Chính vì thế , bài viết này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản để mọi người dễ hình dung hơn khi chọn in ấn và thiết kế.

Kỹ thuật in ấn đẹp

  1. Cán màng

Chất liệu giấy phổ biến nhất trong in ấn ở Việt Nam là giấy couche. Bạn có thể tìm thấy giấy này ở hầu hết các flyer, brochure trên thị trường. Ưu điểm của nó là giá thành rẻ và cho một chất lượng in sắc nét, tuy nhiên vì nó quá phổ biến nên trở nên bình thường và nhàm chán.  Thông thường, để bảo vệ chất lượng in, sau khi in ấn, lớp giấy này được cán qua 1 lớp màng, có thể là màng mờ, bóng hoặc cán gân để tạo bề mặt chất liệu. Kỹ thuật cán gân làm cho bề mặt giấy couche không còn trơn mà có nổi gân như giấy mỹ thuật. Dĩ nhiên hiệu quả chỉ dừng ở mức độ mô phỏng chứ không đẹp như dùng chất liệu giấy mỹ thuật được. 

  1. Ép kim

Kỹ thuật này cũng được dùng nhiều. Trên một ấn phẩm, người ta có thể ép kim phần logo hoặc phần chữ muốn nhấn mạnh. Ép kim không phải là in mà nó là kỹ thuật ép một lớp kim loại mỏng lên bề mặt giấy. Có nhiều màu kim loại để lựa chọn: trắng, vàng, đỏ, xanh… Bề mặt khi được ép kim sẽ óng ánh sắc kim vì thế trở thành điểm nhấn đặc biệt trên ấn phẩm.

  1. Dập chìm / dập nổi

Ví dụ dễ thấy nhất của kỹ thuật này là ở thiệp cưới, người ta hay dập các hoa văn chìm nổi trên giấy. Giấy phải có định lượng tương đối dày mới có thể dập dược và cũng tùy vào từng chất liệu giấy mà hoa văn có nổi rõ hay không. Không cấn in nhưng hình ảnh vẫn hiển thị trên giấy, kỹ thuật này thích hợp với các loại giấy mỹ thuật có bề mặt xốp. 

  1. Phủ UV

Phủ UV là phủ lên bề mặt ấn phẩm một lớp màng mực UV. Có 2 kiểu làm là cán UV toàn phần (phủ lên toàn bộ bề mặt tờ giấy) & cán UV từng phần (chỉ phủ lên những chi tiết, hình ảnh đòi hỏi có hiệu ứng mà thôi). Phần được phủ UV sẽ trong suốt nhưng lại bóng bẩy khiến nó trở nên nổi bật dưới ánh sáng. Bông hoa là lớp UV trong suốt, khi có ánh sáng sẽ óng ánh.

  1. In màu pha

Một bản in offset được tạo thành từ 4 màu C(Cyan-xanh), M(Magenta-hồng), Y(Yellow-vàng), K(Black -đen). Sự kết hợp của 4 màu này tạo thành tất cả các màu sắc hiển thị trên ấn phẩm. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt theo yêu cầu về màu sắc của bộ nhận diện thương hiệu hoặc màu sắc có ánh nhũ, màu có chất dạ quang… Những màu này, hệ in CMYK không thể mô phỏng được nên phải dùng mực đã được pha sẵn để in. Gần đây, rất nhiều tạp chí cũng dùng cách này để làm nổi bật tên tạp chí trên kệ báo. Đối với một số nhãn sản phẩm, màu pha được in thêm để tránh giả mạo. 

  1. Cấn bế

Ở kỹ thuật này, người ta sẽ làm khuôn để bế thành phẩm thành hình theo ý muốn.Tuy nhiên, giấy phải dủ dầy thì mới có thể bế sắt nét và đẹp. 

>> Xem thêm: Kỹ thuật in ấn

Những kỹ xảo trong việc lựa chọn mực in

Trên thật tế việc lựa chọn mực in cũng cần có nhiều kỹ xảo, nếu được kết hợp tốt với phần bảo dưỡng máy, có thể tiết kiệm một khoảng tiền lớn cho bảo dưỡng và hao tổn đầu phun, từ đó sẽ hạ được giá thành.

Trước tiên,chúng ta cần phải nói đến phương diện tồn trữ mực, môi trường tồn trữ tốt nhất phải là môi trường sử dụng, và yếu tố này đặc biệt quan trọng trong thời tiết khắc nghiệt, đây cũng là vì môi trường sử dụng mực in và thiết bị là tương đối nghiêm khắc, và khi vào mùa hè hoặc mùa đông, nhiệt độ chênh lệch giữa môi trường làm việc và kho là rất lớn, vì thế mà có hiện tượng không thực sự suôn sẻ khi sử dụng mực in lấy từ kho ra, có lúc còn không thể hoạt động bình thường, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc tạo ra nhiều phế phẩm.

Trong tình huống này cách giải quyết tốt nhất là sớm mang mực in sử dụng vào môi trường làm việc khoảng vài giờ đồng hồ, đến khi nhiệt độ của mực in đạt đến mức độ yêu cầu rồi mới sử dụng.

Còn một thói quen không tốt mà không biết là chúng ta có để ý hay không? Có rất nhiều công ty vì muốn tiết kiệm vốn đầu tư, nên thường hay sử dụng đến hết mực in rồi mới đặt hàng tiếp, cách làm này tuy tiết kiệm được vốn, nhưng đồng thời nó cũng mang đến một điều bất lợi, điều này chúng ta nên bắt đầu từ gốc độ sản xuất mực, vì mực in là sản phẩm của hoá chất. mọi người đều biết sản phẩm của hoá chất cho dù có công nghệ sản xuất hoàn thiện đến mấy,nghiêm khắc kiểm tra về chất lượng đến mấy cũng khó mà tránh khỏi hiện tượng không ổn định của mỗi đợt sản phẩm.

Chính vì lý do này cho dù xưởng mực có quy mô lớn đến mấy cũng không dám bảo đảm mỗi đợt mực in do công ty sản xuất đều có tính ổn định như nhau. Vì thế cách làm tiết kiệm chi phí sản xuất trên có thể vì vấn đề của một đợt mực in nào đó mà xuất hiện hiện tượng đứt mực ở đầu phun, như thế không chỉ ảnh hưởng đến công việc sản xuất mà còn rất dễ làm mất khách hàng.

Cách làm chính xác là nên chuẩn bị mực in nhiều chút, ít nhất là phải đủ đợi đến đợt hàng sau đến. Ngoài ra mực in mới về nên sử dụng trước, để xác định mực in mới có hiệu quả không, nếu phát hiện mực in mới có vấn đề thì nên đổi mực in khác sử dụng. Còn nếu mực in mới không bị vấn đề thì nên sử dụng lại mực in cũ cho đến hết, để tránh tình trạng quá hạn sử dụng của mực.

Ngoài ra chúng ta còn phải vệ sinh các đường ống cấp mực, và thay mới bộ lọc định kỳ. Rất nhiều công ty không có thói quen này, điều này là không nên. Vì bộ lọc bị nghẹt và sư đọng chất dơ của các đường ống cấp mực là không thể tránh khỏi, chỉ có thể thông qua bảo dưỡng hay thay mới định kỳ mới có thể phòng tránh những tổn thất không đáng có của đầu phun.

Đăng bởi Huyền Nguyễn 07-06-2016 2342

Các bài viết liên qua đến Các công đoạn hỗ trợ cho in ấn đẹp

Tin nổi bật Hỗ trợ kỹ thuật in

Các công đoạn hỗ trợ cho in ấn đẹp
Để có thêm nhiều thông tin hay về kỹ thuật in ấn, các bạn hãy tham khảo bài viêt nhé.